TÌM HIỂU VỀ MICROPHONE?
Trong bất kỳ dàn karaoke nào, microphone (micro) là thiết bị không thể thiếu. Trên thị trường có hàng trăm thương hiệu micro khác nhau. Do đó, chất lượng của những micro cũng khó mà có thể so sanh được.
Chức năng của micro thì có lẽ ai cũng biết và dễ dàng sử dụng. Bạn có thể dễ dàng mua được micro tại các cửa hàng thiết bị âm thanh, trung tâm điện máy… với mức giá từ rất rẻ cho đến rất mắc.
Một số khách hàng mua micro yêu cầu rất cao như: các công nghệ hiện đại, chống hú, hút âm, tiết kiêm pin (đối với micro không dây),…. Một số khách hàng khác lại chỉ quan tâm đến “Hát ra tiếng” là được. Chính vì thế, Phan Nguyễn Audio sẽ giới thiệu, hướng dẫn quý khách tìm hiểu,sử dụng các chức năng chính, cơ bản nhất của một micro. Qua đó giúp quý khách có thể mua và sử dụng micro hiệu quả hơn.
1. Phân loại
Trên thị trường có 2 dòng micro chính là:
- Micro dynamic (micro dạng tụ điện)
- Micro condenser (micro dạng điện động)
Mỗi loại có một chức năng và ứng dụng riêng, bạn có thể tìm hiểu thêm 2 dòng micro này tại đây.
2. Tính định hướng của micro (Polar Pattern) là gì?
- Tính định hướng của micro sẽ quyết định đến hướng thu sóng âm vào của micro là khu vực nào. Có 2 loại:
- Micro không định hướng (micro đa hướng) – Omnidirectional: Loại micro này có thể hút sóng âm ở tất cả các hướng xung quanh micro: trái, phải, trước, sau… nghĩa là thay vì cầm micro hướng vào miệng khi hát thì bạn cũng có thể để lệch qua trái, phải mà micro vẫn có thể bắt được âm thanh.
- Micro định hướng – Unidirectional: Loại micro này chỉ hút được âm thanh ở những hướng cụ thể, được chú thích rõ trên các bảng kỹ thuật đi kèm sản phẩm.
- Kiểu bắt sóng Cardiod và Super Cardiod
- Cardiod: Hút âm thanh ở phía trước và xung quanh.
- Super Cardiod: Hút âm thanh ở phía trước, xung quanh và một ít phía sau.
- Short gun: Hầu như chỉ hút âm thanh ở phía trước nhưng hút được rất xa.
- Long gun: Giống như kiểu short gun nhưng hút xa hơn nhiều.
3. So sánh nhanh giữa micro định hướng và micro không định hướng
- Micro định hướng:
- Hút toàn bộ âm thanh môi trường xung quanh.
- Rất dễ xảy ra tiếng hú, rít.
- Cần căn chỉnh bằng equalizer cho phù hợp với từng môi trường khác nhau.
- Thường dùng cho các loại micro cài áo cho diễn viên.
- Micro không định hướng:
- Có thể kiểm soát được hướng hút âm của micro, tránh việc hút các âm thanh feedback.
- Cũng có hú, rít nhưng ít hơn.
- Không cần thiết phải căn chỉnh EQ.
- Dùng cho ca sĩ, các thuyết trình viên
4. Độ nhạy – Sensitivity của micro
Độ nhạy của micro thể hiện cường độ hoặc độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu lại được. Micro nhạy hơn tức sẽ hút xa hơn, ta có thể giảm bớt Gain và Volume trên Mixer, Amply, điều đó có nghĩa là ta đã tiết kiệm đựợc headroom (khoảng dự trữ tín hiệu từ độ lớn âm thanh trung bình đến độ lớn của âm thanh tối đa).
Độ nhạy của micro được đo bằng đơn vị dB, có 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1:0 dB = 1mW/pascal
- Tiêu chuẩn 2:0 dB = 1mW/microbar
Tiêu chuẩn 1 luôn lớn hơn tiêu chuẩn 2 là 20dB. Cùng một tiêu chuẩn, micro nào có giá trị độ nhạy lớn hơn nghĩa là micro đó nhạy hơn.
5. Frequency Reponse – Dải tần đáp ứng
Thông số Frequency Reponse thể hiện dải tần số mà micro có thể thu hoặc phát được. Thông số này cũng có trong các loại loa và vài thiết bị khác. Có thể hiểu là khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà micro có thể thu và phát được. Micro có dải tần càng rộng nghĩa là micro đó thể hiện được những âm thanh trầm sâu hơn (nghe ấm hơn) và phát được âm thanh cao hơn (tiếng treble sẽ sáng hơn).
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đều quy định thông số này ở khoảng 20Hz-20KHz, là dải tần mà tai người có thể nghe được. Vì vậy chúng ta chỉ có thể kiểm chứng điều này thông qua việc thử trực tiếp từng loại micro cụ thể.
6. Tổng trở – Impedance của micro
Micro được sản xuất với 2 loại tổng trở:
- Tổng trở cao (Hi Z): thường là các loại micro rẻ tiền, có tổng trở trên 2000 Ohm. Các loại micro này thường sử dụng các loại dây tín hiệu Unbalanced, dùng jack kết nối 6 ly. Dây tín hiệu unbalanced chỉ nên kéo dài dưới 10 mét, nếu hơn thường xảy ra các tình trạng nhiễu, âm thanh bị ù, tiếng treble nghe tệ hơn rất nhiều.
- Tổng trở thấp (Lo Z): xuất hiện ở các loại micro tương đối tốt hơn, tổng trở thấp hơn 1000 Ohm. Micro tổng trở thấp thường dùng dây tín hiệu Balanced (dây tín hiệu 3 ruột), jack kết nối XLR (jack canon). Dây tín hiệu Balanced sẽ ổn định, không bị các tình trạng nhiễu, âm thanh bị ù, tiếng treble nghe hay hơn rất nhiều.
7. Hiệu ứng Proximity Effect
Hiệu ứng này có trong tất cả các loại micro điện động (micro dynamic): nếu ta càng đưa micro ra xa nguồn phát, thì độ lớn của âm thanh càng giảm, tuy nhiên tiếng bass-âm trầm- của micro sẽ giảm nhiều hơn là độ lớn âm thanh. điều đó có nghĩa là âm trung, âm cao âm trầm sẽ không giảm đồng đều mà âm trầm sẽ giảm hơn rất nhiều so với âm trung và cao.
Hiệu ứng này không hề có trong các loại micro condenser, khi đưa micro ra xa nguồn phát, âm thanh chỉ nhỏ đi chứ không bị mất âm bass. Vì thế các loại micro dùng chuyên cho phát biểu, diễn thuyết như các loại micro cổ ngỗng đặt trên các bục như trong nhà thờ, phòng hội nghị thường sẽ là micro condenser.
8. So sánh nhanh micro dynamic và micro condenser
Micro Dynamic | Micro Condenser |
Không sử dụng nguồn Phantom (trên mixer) hoặc pin | Phải cấp nguồn Phantom hoặc dùng pin |
Kích cỡ micro như các loại truyền thống thường gặp | Thường có kích cỡ nhỏ hơn, có thể cài đầu hoặc cài áo |
Độ nhạy thấp | Độ nhạy cao, hút tốt hơn |
Dải tần số giới hạn (thường là 50Hz-16KHz) | Dải tần cân bằng (từ 20Hz-20KHz) |
Mất tiếng bass khi để micro xa | Không mất tiếng bass khi để xa |
Không đổi được Polar pattern và dải tần trên micro | Thay đổi được Polar pattern và dải tần trên micro |
Âm thanh ngọt ngào, tiếng mềm mại | Âm thanh trung thực |
Ứng dụng cho ca sĩ, tiếng hát là chủ yếu | Ứng dụng chủ yếu cho thu âm, thuyết trình, hợp ca |
Trên đây là những kiến thức về micro mà bạn cần trang bị để có thể mua cho mình một bộ micro ưng ý nhất. Nếu quý khách cần tư vấn gì có thể liên hệ với PHAN NGUYỄN AUDIO qua số Hotline: 1900.0075